Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM công bố đề án tuyển sinh 2024

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-HCM) sử dụng 06 phương thức tuyển sinh năm 2024. Theo đó, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 15% - 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh.

- Đã tốt nghiệp THPT.

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

2. Phạm vi tuyển sinh.

Tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc

3. Phương thức tuyển sinh.

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh đại học chính quy ngày 6/6/2022 của Bộ GD&ĐT tối đa 5%.

- Phương thức 2:

a) Ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐHQG-HCM từ 1% - 5% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

b) Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM từ 10% - 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 15% - 40% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2024 từ 45% - 55% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình nước ngoài) với chỉ tiêu tối đa 2% theo ngành/nhóm ngành, gồm hai đối tượng như sau:

• Đối với thí sinh người Việt Nam học Trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài với chương trình đào tạo được công nhận tại nước sở tại, xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung bình GPA của 03 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện là có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT, lưu ý chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển.

• Đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài hay tại Việt Nam, xét tuyển dựa trên điểm học bạ tích lũy GPA của 03 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện là có chứng chỉ năng lực tiếng Việt đối với thí sinh đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT (chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển) hay có quốc tịch là nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

• Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển sẽ được xét tuyển dựa trên giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, kết quả học tập trung bình GPA của 03 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học THPT hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học THPT) với kết quả xét tuyển ưu tiên lựa chọn thí sinh có điểm trung bình nêu trên từ cao xuống thấp tùy thuộc vào chỉ tiêu của mỗi ngành, đối với những thí sinh có điểm trung bình xét tuyển bằng điểm chuẩn thì thí sinh có điểm chứng chỉ ngoại ngữ cao hơn sẽ được xét trúng tuyển.

- Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập THPT với chỉ tiêu 8%-20% theo ngành/nhóm ngành đối với xét tuyển vào chương trình tăng cường tiếng Anh, chương trình tiên tiến nếu thí sinh người Việt Nam học THPT theo chương trình 12 năm của Bộ GDĐT, là học sinh đạt kết quả học tập xếp loại giỏi trở lên (đối với chương trình tăng cường tiếng Anh, chương trình tiên tiến) trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 (hoặc 6.0 đối với các ngành Công nghệ thông tin và tiên tiến) trở lên hoặc TOEFL iBT từ 46 ( hoặc từ 60 trở lên đối với các ngành Công nghệ thông tin và tiên tiến), lưu ý chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển

4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành, theo từng phương thức xét tuyển và trình độ đào tạo.

Lưu ý (**) Tổng chỉ tiêu dự kiến của các phương thức sẽ được điều chỉnh sau khi có quyết định giao chỉ tiêu của Bộ GDĐT và ĐHQGHCM.

4.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.2. Phương thức 2: Gồm có 02 phương thức

(1) Phương thức 2a: Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXT-T) theo quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

(2) Phương thức 2b: Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.(theo danh sách các trường THPT do ĐHQG-HCM quy định)

4.3. Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

4.4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024

4.5. Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình nước ngoài).

4.6. Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập THPT dành cho các chương trình đào tạo theo đề án

5. Ngưỡng đầu vào.

- Đối với xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2022 (Phương thức 1) và ưu tiên xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT áp dụng theo quy định của Bộ GD&ĐT, quy định của ĐHQG-HCM và của Trường Đại học Khoa học tự nhiên.

- Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Phương thức 3) ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ được Hội đồng tuyển sinh Trường quyết định và công bố sau khi có điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh điều chỉnh theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.

- Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2024 (Phương thức 4), căn cứ vào kết quả kỳ thi, Hội đồng tuyển sinh Trường quyết định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là không thấp hơn 600 điểm đối với năm 2024, điều kiện nhận ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh chung của ĐHQG-HCM.

- Phương thức 5: đối với thí sinh người Việt Nam học Trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài, điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên; đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài hay tại Việt Nam, điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có năng lực tiếng Việt từ trung cấp B2 trở lên hoặc tương đương bậc 4/6 nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt; nếu thí sinh người nước ngoài đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh điều kiện cần là có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên hay có quốc tịch là nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính; ngoài ra Hội đồng tuyển sinh Trường sẽ quyết định và công bố điều kiện nhận ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh chung của ĐHQGHCM.

- Phương thức 6: xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp với kết quả học tập 03 năm THPT dành cho các chương trình tiên tiến và tăng cường tiếng Anh.

• Đối với các ngành đào tạo theo chương trình tăng cường tiếng Anh như sau 7420101_DKD, 7420201_DKD, 7440112_ DKD, 7440301_ DKD, 7510401_ DKD, 7520207_ DKD, 7440102_DKD, 7440122_DKD, thí sinh đạt kết quả xếp loại học tập từ loại giỏi trở lên trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 46 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn tính tới ngày đăng ký hồ sơ xét tuyển).

• Đối với ngành 7480201_ DKD Công nghệ thông tin (Chương trình tăng cường tiếng Anh), ngành 7480101_TT Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến), thí sinh đạt kết quả xếp loại học tập từ loại giỏi trở lên trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 60 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn tính tới ngày đăng ký hồ sơ xét tuyển).

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào các ngành của trường: mã trường, mã ngành/ nhóm ngành xét tuyển, mã phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển.

- Đối với phương thức 3 sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, điểm chuẩn trúng tuyển được xác định như sau:

Thống nhất chung cho từng ngành/nhóm ngành tuyển sinh, không phân biệt tổ hợp môn/bài thi xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có), không nhân hệ số môn thi.

Đối với ngành/nhóm ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: chỉ sử dụng kết quả điểm bài thi tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, không sử dụng kết quả quy đổi khi miễn thi bài thi tiếng Anh và không sử dụng điểm quy đổi cho chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Nếu các thí sinh có cùng điểm tổng, thứ tự ưu tiên xét tuyển sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng đăng ký của thí sinh.

- Đối với phương thức 4 xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 do ĐHQG-HCM tổ chức, Hội đồng tuyển sinh của Trường sẽ quyết định và công bố cách thức xác định điểm chuẩn trúng tuyển theo kế hoạch chung của ĐHQG-HCM.

- Đối với phương thức 5, nếu số lượng thí sinh đủ điều kiện đảm bảo chất lượng nhiều hơn chỉ tiêu thì sẽ dựa trên kết quả học tập của thí sinh trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm hoặc 03 năm lớp 11, 12, 13 đối với hệ 13 năm, kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ và thành tích học tập khác của thí sinh.

- Đối với phương thức 6, xét tuyển sẽ dựa trên kết quả chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế TOEFL iBT/IELTS kết hợp với điểm trung bình (GPA) kết quả học tập của thí sinh trong 03 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. Công thức quy đổi điểm tiếng Anh quốc tế sang thang 10 và kết hợp với điểm trung bình GPA thực hiện như sau:

Điểm quy đổi ngoại ngữ được thực hiện theo quy tắc tam suất theo bảng dưới đây

Điểm xét tuyển = 0,6 x (Điểm trung bình GPA của 03 năm lớp 10, 11, 12) + 0,4 x Điểm ngoại ngữ quy đổi

Cách quy đổi điểm TOEFL iBT sang điểm IELTS được thực hiện dựa trên bảng sau

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.